Làm thế nào để biết được website của bạn đã chuẩn SEO hay chưa? Nếu bạn vẫn chưa biết cách thì Yatame sẽ giúp bạn hiểu thế nào là 1 website chuẩn SEO. Cũng như những giải pháp toàn diện nhất để giúp website đạt mức tối ưu nhất. Cùng Yatame tìm hiểu cách kiểm tra website chuẩn SEO nhé!
Cách kiểm tra website chuẩn SEO đơn giản
Việc kiểm tra xem website của bạn đã chuẩn SEO rất quan trọng. Vì các chiến dịch SEO từ khoá website sẽ giúp gia tăng lượng khách hàng cũng như lượt tiếp cận đối với thương hiệu, doanh nghiệp của bạn. Từ đó, giúp tăng doanh số bán hàng. Vậy làm cách nào để check xem website của bạn đã chuẩn SEO hay chưa? Dưới đây Yatame sẽ hướng dẫn những cách kiểm tra website chuẩn SEO hay và hiệu quả nhất nhé!
1. Kiểm tra website đã được Google Index hay chưa
Khi website của bạn đã hoạt động được 1 khoảng thời gian nhưng vẫn không thấy có lượt truy cập cao và không thấy xuất hiện các thông tin trên Google. Rất có thể website của bạn vẫn chưa được index. Để kiểm tra website đã được index hay chưa, bạn làm theo cách sau:
Bước 1: Truy cập vào công cụ tìm kiếm Google.
Bước 2: Nhập vào ô tìm kiếm từ khoá “site:tên miền web site của bạn”. Ví dụ: site:https://yatame.vn/
Bước 3: Nhấn Enter để tìm kiếm. Nếu như kết quả hiện ra là những bài viết, dịch vụ, sản phẩm của website thì tức là website của bạn đã được index. Ngược lại, nếu không thấy hiện ra các kết quả, thì website của bạn chưa được index. Vì thế, bạn cần yêu cầu index hoặc báo cáo với bên thiết kế website để được hỗ trợ vấn đề này.
2. Tối ưu URL
Tối ưu URL cũng là cách giúp bạn kiểm tra website chuẩn SEO hay chưa. Việc tối ưu url sẽ hỗ trợ bạn tăng thứ hạng trong kết quả tìm kiếm và giúp website của bạn được tối ưu hơn. Ngoài ra, việc lập URL ngắn gọn và tối ưu cũng sẽ giúp người đọc dễ ghi nhớ về thương hiệu của bạn. Từ đó giúp tăng độ nhận diện và tỷ lệ quay lại sẽ cao hơn. Để kiểm tra URL của bạnd dã được tối ưu hay chưa, hãy làm theo cách sau:
Bước 1: Mở bất kỳ 1 bài viết hay trang sản phẩm của website lên.
Bước 2: Kiểm tra URL của website có tối ưu chưa. Một URL tối ưu là một URL khi nhìn vào, bạn sẽ biết được trang đang nói về cái gì.
Ví dụ: 1 URL khi đã tối ưu sẽ có định dạng như sau: https://yatame.vn/cach-tang-luot-cmt-tren-facebook-voi-vn-seeding/.
Từ ví dụ bạn có thể thấy, URL tối ưu là 1 URL bao gồm tên website và nội dung bạn đang cung cấp hoặc muốn hướng đến với người dùng. Ngược lại, 1 URL chưa tối ưu là 1 URL không cung cấp được bất kỳ thông tin nào cho người dùng. Khi nhìn vào, bạn sẽ không hiểu được website đang cung cấp thông tin gì.
3. Tối ưu title và description
Title và description là nội dung mà bạn có thể thấy được trên kết quả tìm kiếm của Google. Nghĩa là khi search, bạn có thể thấy được những thông tin này để quyết định có muốn click vào xem hay không.
Description nên được mô tả ngắn gọn, thu hút, nêu được những ý chính, những vấn đề của người dùng. Title là phần nội dung quyết định người dùng có click vào website của bạn hay không. Vậy nên, bạn cần đặt tên tiêu đề thật thu hút, hấp dẫn, có thể mang tính kêu gọi và nên bao gồm cả key chính. Việc chèn cả key chính của bài vào tiêu đề còn giúp Google đánh giá xếp hạng tìm kiếm. Đây cũng là cách kiểm tra website chuẩn SEO đơn giản và nhanh chóng.
4. Tốc độ tải trang của website
Tốc độ download của trang web sẽ quyết đinh việc có thể giữ chân khách hàng hay không. Việc website của bạn download nhanh chóng sẽ giúp tăng trải nghiệm của khách hàng và tăng cô hội khách hàng quay trở lại vào lần sau. Ngược lại, việc trang web có tốc độ tải chậm sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy khó chịu vì làm mất thời gian của họ. Người dùng còn sẽ có xu hướng rời khỏi trang web ngay khi tốc độ tải trang quá chậm. Thậm chí họ sẽ không có ý định quay lại vào lần sau nếu cứ gặp tình trạng này diễn ra nhiều lần.
Để có thể kiểm tra được tốc độ tải trang của website, bạn có thể truy cập vào link:
https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/.
Sau khi vào link, bạn điền URL trang web và nhấn Analyze (phân tích). Điểm số của bạn càng cao thì tốt độ download website càng tốt.
5. Thiết lập thẻ Heading
Thiết lập thể heading là một trong những yếu tốt giúp kiểm tra website chuẩn SEO. Việc này sẽ giúp cho google hiểu đâu là nội dung chính của website. Vì vậy, trên website phải được phân bổ thêm các thể heading vào bài. Trong SEO có 6 loại thẻ heading được ưu tiên sắp xếp từ H1 đến H6. H2, H3 thường là những thẻ được tối ưu trong SEO.
Có 1 lưu ý là bạn không nên nhầm nhẫn giữa các thẻ heading và việc điều chỉnh font chữ lớn và in đậm. Về bản chấn, việc điều chỉnh font chữ lớn và đậm sẽ không có tác dụng gì trong SEO. Mặc dù khi nhìn vào thì 2 cách thức này đều cho ra kết quả như nhau.
6. Chỉnh sửa thuộc tính alt của ảnh
Hình ảnh là bước quan trọng trong quá trình kiểm tra website chuẩn SEO. Một bức ảnh đẹp và phù hợp sẽ làm cho bài viết của bạn hài hoà và có liên kết hơn. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết là ảnh cũng cần phải tối ưu để phù hợp với nội dung bài viết. Việc thêm thẻ alt vào trong ảnh còn giúp cho google hiểu rõ hình ảnh này đang đề cập tới vấn đề gì. Từ đó trả kết quả về cho người dùng 1 cách chính xác hơn. Thuộc tính alt của ảnh còn được xem là 1 trong những yếu tố quang tọng quá trình SEO on page.
Thẻ alt của ảnh cần được viết ngắn gọn, nêu được ý chính của bài. Thông thường các SEOer sẽ dùng key chính của bài làm alt. Tuy nhiên có 1 lưu ý là không nên sử dụng từ khoá chính cho toàn bộ thẻ alt trong bài. Như vậy google sẽ hiểu lầm là bạn đang cố spam Anchor text vào trong bài.
7. Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO
Để tạo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi ghé vào website của bạn. Bạn nên sử dụng những hình ảnh có độ sắt nét và rõ chữ. Các hình ảnh nên có sự liên kết và phù hợp với nội dung bài. Kích thước ảnh cũng là yếu tố mà bạn nên quan tâm. Trong đó, khi đăng ảnh bạn nên cố gắng đồng nhất các kích thước ảnh để giúp cho bài viết dễ nhìn và đẹp hơn. Hơn nữa, để tránh việc khiến cho tốc độ tải trang trở nên chậm đi, bạn nên sử dụng ảnh có dung lượng tối đa là 150KB. Bạn cũng đừng quên giải nén ảnh trước khi để lên website để tạo sự mượt mà hơn cho web nhé.
8. Thiết lập site map cho website
Thiết lập site map là cách kiểm tra website chuẩn SEO quan trọng mà bạn nên biết. Site map hay còn gọi là sơ đồ trang web là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để website chuẩn SEO. Site map được xem là một người chỉ đường cho Googlebot tìm kiếm và index cho các bài viết của bạn. Điều này sẽ có tác động rất lớn đối với kết quả SEO của bạn. Có 2 cách để bạn có thể thiết lập site map cho website đó là:
- Tạo trực tuyến trên 2 website xml-sitemaps.com hoặc web-site-map.com. Sau đó, tải file .xml về và up lên hosting.
- Sử dụng plugin Yoats SEO.
9. Tối ưu giao diện Mobile
Vì sao tối ưu giao diện Mobile lại là một trong những yếu tố giúp đánh giá website chuẩn SEO? Hiện nay, ngoài việc tối ưu cấu hình website để Google ghé thăm và thu thập các dữ liệu dễ dàng, thì việc mang đến trải nghiệm cao cho người dùng của là yếu tố cần thiết khi SEO. Những website khiến người dùng gặp khó khăn hay không thoải mái khi sử dụng trên điện thoại thì sẽ không được google đánh giá cao. Để giúp bạn kiểm tra xem website của bạn có thân thiện với người dùng mobile hay không. Bạn vào đường link dưới đây:
https://search.google.com/search-console/mobile-friendly
Sau khi truy cập vào đường link, bạn nhập URL của website vào ô và tiến hành kiểm tra. Nếu kết quả cùa bạn là “Page is mobile – Friendly”. Có nghĩa là website của bạn đã được tối ưu giao diện Mobile. Đáp ứng được các yếu tố thân thiện với các thiết bị di động.
10. Một vài cách kiểm tra website chuẩn SEO khác
Ngoài những các yếu tố trên, để xây dựng 1 website chuẩn SEO. Bạn còn cần dặc biệt chú chú ý đến các yếu tố như: Canonical, Breadcrumb, Schema Robot.txt, ngôn ngữ, Internal links và External links,…
Công cụ check bài chuẩn SEO
Để thuận tiện cho việc check bài, Yatame cũng sẽ chia sẻ cho bạn 1 vài công cụ hay giúp kiểm tra website chuẩn SEO. Cùng tìm hiểu xem đó là những công cụ nào nhé.
1. SEO quake
SEOquake được biết đến là một công cụ hỗ trợ người dùng check bài chuẩn SEO. Công cụ sẽ chỉ ra cụ thể đâu là những yếu tố SEO onpage đã được tối ưu và đâu là những yếu tố cần cải thiện. SEOquake có thể nói là một công cụ check bài chuẩn SEO quốc dân mà SEOer nào cũng biết. Ngoài ra, công cụ này cũng rất dễ dàng sử dụng cho website. Dưới đây Yatame sẽ hướng dẫn cho bạn cách SEOquake đơn giản:
Đối với trình duyệt Chrome, bạn thực hiện theo cách sau: Nhấp chuột vào tiện ích mở rộng hoặc cửa hàng Chrome > Tìm kiếm từ khoá “SEOquake” > Thêm vào chrome > Bật và sử dụng công cụ SEOquake.
2. Screaming Frog
Screaming Frog là một công cụ check bài chuẩn SEO được các SEOer vô cùng yêu thích. Lý do là bởi những tiện ích và các tính năng đặc biệt mà nó mang lại. Công cụ này cho phép những người dùng thực hiện các thao tác dễ dàng trên nhiều phương tiện khác nhau như, PC, laptop,… Screaming Frog có thể thu thập thông tin và phân tích được khoảng 500 URL trong mỗi lần thu thập dữ liệu.
Để thực hiện check bài bằng Screaming Frog, bạn chỉ cần nhập domain cần kiểm tra SEO vào thanh trống ở góc phải giao diện quản trị. Sau đó, bạn chờ đợi trong vài phút để công cụ kiểm tra và trả kết quả phân tích web cho bạn.
3. SEO doctor
SEO doctor là công cụ check bài chuẩn SEO phổ biến và được nhiều người sử dụng nhất. Đây cũng là công cụ check SEO khá sử dụng đối với những người mới bắt đầu SEO. SEO doctor có khả năng phân tích và báo cáo những yếu tố đang gặp vấn đề khiến cho web bị tụt traffic hoặc thứ hạng. Từ đó giúp cho người dùng có thể cải thiện lỗi và tối ưu được website của mình.
Trên đây là tổng hợp các kiến thức hay về SEO on page mà Yatame muốn chia sẻ đến bạn. Chúng mình cũng vừa chia sẻ đến bạn những cách kiểm tra website chuẩn SEO. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Hãy theo dõi Yatame để cập nhật thưỡng thông tin hay và thú vị nhé!